Phim điện ảnh Hàn Quốc Vũ Điệu Chiến Thắng (tên tiếng Anh: Victory) hiện đang chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc. Mang màu sắc nhẹ nhàng, hoài niệm, bộ phim xoay quanh thời thanh xuân tươi đẹp của 9 cô gái ở thị trấn ven biển Geoje, thông qua đó, đem đến những câu chuyện ấm áp và ý nghĩa về tình bạn, tình thân và cả tình người giữa một thời đại không thể nào quên. Lấy bối cảnh chính vào năm 1999 – khoảng thời gian xảy ra nhiều sự kiện mà thế hệ 8x, 9x đời đầu nhớ mãi như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, “tin đồn” về ngày tận thế, “thảm họa” máy tính, khoảnh khắc chuyển giao giữa thế kỷ 20 và thế kỷ 21, văn hoá Y2K lên ngôi…, Vũ Điệu Chiến Thắng khiến người xem không khỏi bồi hồi, xúc động. 

XEM THÊM

Vũ Điệu Chiến Thắng: Phim Hoài Niệm Từ Âm Nhạc, Vũ Đạo Đến Hàng Loạt Sự Kiện Có Thật Vào Năm 1999 - Ra Rạp Xem Gì

Đạo diễn Park Beom-su chia sẻ về quãng thời gian đặc biệt trong Vũ Điệu Chiến Thắng: “Đối với tôi, năm 1999 là thời khắc chuyển giao rất đặc biệt giữa hai thiên niên kỷ. Văn hoá ở thời điểm này vô cùng đa dạng và âm nhạc thực sự là một điểm nhấn”. Quá trình thành lập và hoạt động của đội cổ vũ Thiếu Nữ Thiên Niên Kỷ là câu chuyện chính trong bộ phim, nên ê-kíp đã sử dụng rất nhiều ca khúc huyền thoại của âm nhạc Hàn Quốc giai đoạn 1997 – 1999 và làm mới giai điệu, vũ đạo để phù hợp với tinh thần của nhảy cổ vũ. Phần vũ đạo kết hợp nhịp nhàng giữa các động tác nhảy Hip-hop phóng khoáng, cá tính và nhảy cổ vũ mềm mại, tràn đầy năng lượng cũng là một sáng tạo độc đáo ở Vũ Điệu Chiến Thắng. 

BTS Hậu trường sản xuất Vũ Điệu Chiến Thắng

Huấn luyện viên vũ đạo Yoo Je Eun tiết lộ, toàn bộ diễn viên của bộ phim đã trải qua “khóa huấn luyện” nghiêm túc trong vòng 6 tháng, với các động tác từ cơ bản đến nâng cao. Diễn viên chính Lee Hye-ri cho biết: “Chúng tôi ghi hình khắp mọi ngóc ngách trong thành phố, và liên tục thuê các studio để tập luyện. Nhảy cổ động cần truyền tải nguồn năng lượng lớn đến người xem, song cũng cần có điểm nhấn để người xem cảm nhận được tiết tấu của một bài nhảy. Điều này thực sự không dễ chút nào”. Diễn viên Cho A-ram chia sẻ các diễn viên phải nhảy nhót 8, 9 tiếng mỗi ngày như dân chơi thể thao chuyên nghiệp, đến mức 9 cô gái có thể hoạt động như một nhóm nhảy cổ vũ chuyên nghiệp sau khi tham gia bộ phim Vũ Điệu Chiến Thắng.

Vũ Điệu Chiến Thắng: Phim Hoài Niệm Từ Âm Nhạc, Vũ Đạo Đến Hàng Loạt Sự Kiện Có Thật Vào Năm 1999 - Ra Rạp Xem Gì

Vũ Điệu Chiến Thắng còn đưa khán giả quay về thời đại Y2K trong từng chi tiết nhỏ. Đạo diễn hình ảnh Park Jung Hoon cho biết, các góc máy trong phim được khai thác theo cách quay phim cũ, y hệt như trong ký ức của thế hệ 8x, 9x. Đạo diễn Park Beom-su đã cùng ê-kíp nghiên cứu kỹ lưỡng các chi tiết của thời đại Y2K, đi khắp nơi để tìm kiếm những địa điểm phù hợp. Những đồ vật mang tính biểu tượng của thời đại lần lượt xuất hiện trong bộ phim, có thể kể đến băng cát-sét, máy quay kỹ thuật số, máy nhảy “audition”, máy chơi thú ảo, những bộ quần áo rộng thùng thình, mũ lưỡi trai đội ngược, thậm chí dùng “hồ khô” để tạo kiểu tóc. 

XEM THÊM:

Vũ Điệu Chiến Thắng: Phim Hoài Niệm Từ Âm Nhạc, Vũ Đạo Đến Hàng Loạt Sự Kiện Có Thật Vào Năm 1999 - Ra Rạp Xem Gì

Mượn hình ảnh 9 nữ sinh nhiệt huyết nhảy múa, Vũ Điệu Chiến Thắng phản chiếu bức tranh toàn cảnh về một thời đại đang cần sự khích lệ tinh thần hơn bao giờ hết. Vượt ra ngoài phạm vi hoạt động của một đội cổ vũ trong trường học, đội “Thiếu Nữ Thiên Niên Kỷ” bắt đầu cổ vũ mọi người ở mọi nơi trong thị trấn Geoje, từ bệnh viện, khai trương cửa hàng ở chợ, viện dưỡng lão đến cả cuộc đình công đòi quyền lợi của các công nhân tại xưởng đóng tàu. Vũ Điệu Chiến Thắng đã cho thấy ý nghĩa của cổ vũ không chỉ gói gọn trong phạm vi của những trận bóng đá hay sự kiện thể thao, mà sự cổ vũ vốn luôn cần thiết đối với bất kỳ ai, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. 

Phim điện ảnh Vũ Điệu Chiến Thắng sẽ chính thức phát hành tại các cụm rạp trên toàn quốc kể từ ngày 16/8/2024.