Chính thức khởi chiếu từ ngày 13/9, Speak No Evil (tựa Việt: Không Nói Điều Dữ) do James McAvoy và Mackenzie Davis đóng chính gây tiếng vang toàn cầu, thu về doanh thu vượt cả kinh phí làm phim. Để tạo nên thước phim này, ekip đạo diễn James Watkins và Blumhouse đã có những sáng kiến, phương án sản xuất thú vị, tập trung vào từng chi tiết nhằm mang đến trải nghiệm “thót tim” mà không cần hù dọa.
XEM THÊM
- Phim Chiếu Rạp Tuần Này (20/09/2024)
- “Chị Tấm” Rima Thanh Vy Hóa “Cô Dâu Ma” Nên Đôi Cùng Nam Thần Thái Lan Jaylerr
Chi tiết hóa trang chiếc lưỡi giả của sao nhí
Hình ảnh đáng sợ nhất trong Không Nói Diều Dữ là chiếc lưỡi biến dạng, teo tóp của cậu bé Ant. Để tạo nên chiếc lưỡi giả này, ekip đã gửi gắm niềm tin cho Chris Lyons và nhóm FANG FX – công ty chuyên sản xuất các bộ phận giả trong miệng cho phim ảnh và truyền hình. Chris Lyons có hơn 30 năm kinh nghiệm, từng tham gia các dự án lớn như Harry Potter, Game of Thrones… và thiết kế hàm răng mang tính biểu tượng của Freddie Mercury (do Rami Malek đóng) trong Bohemian Rhapsody. Chiếc lưỡi giả được thiết kế vừa vặn, thoải mái cho sao nhí Dan Hough, đồng thời trông rất chân thực và che lấp hoàn toàn lưỡi thật.
Bên cạnh chiếc lưỡi của Ant, một chi tiết nữa xuất hiện thường xuyên trong Không Nói Diều Dữ với nhiều tầng ý nghĩa là thú bông Hoppy của cô bé Agnes. Agnes mắc hội chứng lo âu, thế nên luôn mang theo thỏ nhồi bông Hoppy mọi lúc mọi nơi. Hoppy được đặt riêng cho phim, mất nhiều thời gian để hoàn thiện. Với sự chăm chút cho từng chi tiết, đạo diễn James Watkins cho biết. “Chúng tôi đã thử đi thử lại nhiều lần, cố gắng để có được phần lưỡi và đôi mắt phù hợp. Hoppy cũng là một nhân vật trong phim và có một nhân cách hoàn chỉnh, tiến hóa từ một thứ đồ chơi cũ rất được yêu thích của Agnes và trở thành một món đồ biểu tượng của cả gia đình, đánh đập, đổ máu và tiếp tục nỗ lực tranh đấu”.
Căn nhà 400 năm tuổi trở thành địa điểm kinh dị trong phim
Bên cạnh hóa trang và các chi tiết nhỏ, ekip Không Nói Diều Dữ còn dành nhiều thời gian nghiên cứu, lựa chọn kỹ càng căn nhà nông thôn làm bối cảnh chính của phim. Sau cùng, đoàn phim quyết định chọn một trang trại ở Gloucestershire, Anh, cách North Herefordshire khoảng 1 giờ lái xe. Ngôi nhà mà Paddy và Ciara ở và mời gia đình Dalton đến là công trình 400 năm tuổi với khung gỗ và tường gạch, được bài trí nội thất với nhiều chi tiết gây ám ảnh như gạch lát Dutch Delftware có hình người bị chặt đầu, giấy dán tường bong tróc…
Bên cạnh đó, trang trại này còn có sẵn tầng hầm, thuận lợi cho việc dựng cảnh nhà kho dưới lòng đất của Paddy. May mắn là đoàn phim Không Nói Diều Dữ đã được cấp phép cải tạo không gian bên trong nhà, bao gồm việc phá dỡ tường nếu cần. Bên cạnh đó, một hồ nước nhỏ được đào thêm bởi công ty thuộc Sở lâm nghiệp Anh quốc để phục vụ cho một chi tiết quan trọng ở hồi 3 phim, sau đó được giữ lại và trở thành môi trường sống cho sa giông.
XEM THÊM:
- Giải Mã Loạt Chi Tiết Đáng Chú Ý Nhất The Crow
- Vũ Trụ Tấm Cám Kinh Dị Công Bố Bộ Ảnh Thời Trang Kết Hợp Merchandise Ấn Tượng
Những góc quay độc đáo, gần như không có nhạc nền
Đạo diễn James Watkins đã chọn hợp tác với quay phim Tim Maurice-Jones, người từng làm việc trong The Woman in Black và 1 tập của series kinh dị Black Mirror. Tham khảo từ bản gốc năm 2021 nhưng cũng muốn mang đến phong cách riêng, Watkins muốn tạo ra cảm giác chân thực và tự nhiên, ưu tiên loại bỏ phần lớn nhạc nền và sử dụng âm thanh sinh hoạt của các nhân vật.
Về các góc quay, bộ đôi Watkins – Maurice-Jones tham khảo các phim Fargo, Jaws… hay cách quay của Michael Haneke và Stanley Kubrick. Ekip sử dụng ánh sáng tự nhiên thay vì “blend” nhiều lớp màu, và tất nhiên có sự bổ trợ của ánh sáng nhân tạo tối giản. Điều thú vị là Không Nói Diều Dữ có 3 bối cảnh chính Tuscany, London và miền Tây nước Anh, và mỗi nơi có một cách chiếu sáng, một ống kính và bảng màu khác nhau, mang đến phong cách riêng biệt: Tuscany bình dị, đáng sống, London buồn bã, xô bồ, và miền Tây nước Anh im ắng và thay đổi chóng mặt.
Với sự đầu tư chỉn chu, đầu tư về mọi mặt, ekip Không Nói Diều Dữ hy vọng mang đến một dự án giật gân bùng nổ, thể hiện được tinh thần nhưng vẫn có những điều mới mẻ so với phiên bản Thụy Điển, chắc chắn sẽ khiến khán giả Việt “ú òa” vì nhiều bất ngờ.
KHÔNG NÓI ĐIỀU DỮ (tự gốc: SPEAK NO EVIL) đang chiếu tại rạp.
XEM THÊM:
- Look Back Và Loạt Dấu Ấn Đáng Nhớ “Còn Hơn Cả Một One-shot”
- Điểm Qua Loạt Bom Tấn Hoạt Hình Đình Đám Của Xưởng Phim Danh Giá DreamWorks
Nguồn ảnh: Tổng hợp