Nhắc đến ma cà rồng thì Dracula chắc chắn là cái tên được nhớ đến đầu tiên. Tồn tại hơn 100 năm trong nền văn hoá đại chúng, Dracula đã trở thành nguồn cảm hứng cho vô số những sản phẩm ma cà rồng về sau này, trong đó góp phần giúp Universal mở ra Vũ trụ Đen tối cực kỳ thành công. Vậy Bá tước Dracula là ai, và hắn được lấy cảm hứng từ đâu?

XEM THÊM:

“Nguyên mẫu” của Dracula

Phần đông khán giả đều quen thuộc với hình ảnh Bá tước Dracula xuất thân từ tiểu thuyết ra mắt năm 1897 của Bram Stoker. Tuy nhiên thực chất, nguồn gốc của Dracula đã có từ rất lâu. Trở về thế kỷ 15, hình tượng Dracula được cho là lấy cảm hứng từ nhân vật có thật – Hoàng thân Vlad III xứ Wallachia.

Vlad III là con trai của lãnh chúa Vlad II Basarab nổi tiếng với thành tích “trăm trận trăm thắng” tại Romania. Vì lẽ đó, Vlad II đã được hoàng đế đất nước ban cho danh xưng “Dracul”, tức “đứa con của rồng”. Đến khi Vlad III ra đời và lớn lên, người dân hay gọi ông là “Dracula”, con trai của Dracul. Tuy nhiên, niềm an vui của gia tộc chẳng kéo dài lâu khi Vlad II cùng các con trai rơi vào bẫy của phe Ottoman.

Điều Chưa Biết Về Dracula - Ma Cà Rồng Kinh Điển Lấy Cảm Hứng Từ Tên “Bạo Chúa” Có Thật

Trong thời điểm bị giam cầm, Vlad III được tiếp xúc với bạo lực, rèn luyện trở thành chiến binh xuất chúng. Đến khi được trả tự do, Vlad III nhận ra gia đình mình đều đã bị tận diệt. Người cha Vlad II ban đầu đã đổi 2 con để trở về nhà, song bị lãnh chúa địa phương hợp sức lực đổ. Anh trai của Vlad III – Micrea cũng bị sát hại dã man. Chính vì vậy, Vlad III mang nỗi thù hận trở thành bá chủ mới của Wallachia, nổi tiếng là tên bạo chúa “đóng đinh” khi từng dùng hình thức tra tấn này với 20.000 người.

Vì lẽ đó, câu chuyện về “ác quỷ” xứ Wallachia bắt đầu được lan truyền, đến cả vùng Transylvania nơi mà sau này là xuất thân của Bá tước Dracula trong truyện.

Một Dracula hòa toàn khác của văn hoá đại chúng

Bên cạnh câu chuyện gốc lấy cảm hứng từ nhân vật có thật, Dracula đối với nền văn hóa đại chúng được khắc họa khác hoàn toàn. Trong tiểu thuyết của Bram Stoker, Dracula là phản diện chính và chủ nhân của lâu đài to lớn giữa vùng Transylvania. Một đêm nọ, một vị cố vấn pháp luật tên Jonathan Harker đến tá túc tại lâu đài của vị bá tước, thế nhưng sau đó cố gắng bỏ chạy khi tình cờ phát hiện y là ma cà rồng khát máu. Lộ thân phận, Dracula tẩu thoát sang Anh để bắt đầu cuộc sống mới. Tuy nhiên tại đây, y đụng độ bác sĩ Abraham Van Helsing, cũng là người tiêu diệt Dracula ở đoạn kết.

Điều Chưa Biết Về Dracula - Ma Cà Rồng Kinh Điển Lấy Cảm Hứng Từ Tên “Bạo Chúa” Có Thật

Là ma cà rồng đầu tiên và kinh điển nhất trong nền văn hóa đại chúng thế giới, Dracula trở thành biểu tượng trong nhiều loại hình nghệ thuật, trong đó không thể thiếu phim ảnh. Không chỉ là câu chuyện kinh dị về quái nhân mà Dracula còn phản ánh nhiều yếu tố xã hội khác như giới tính, tính dục, chủng tộc, bệnh dịch… Cho đến tại hiện tại, Dracula đã có hơn hàng trăm tác phẩm trong suốt 1 thế kỷ, kéo dài từ điện ảnh, truyền hình đến sân khấu, từ vai chính đến vai phụ và cameo khách mời.

XEM THÊM:

100 năm công phá màn ảnh của Dracula

Bộ phim đầu tiên về Dracula làNosferatu năm 1922, song chỉ lấy cảm hứng chứ không chuyển thể chính thức từ truyện của Bram Stoker. Phải đến năm 1931, hãng Universal mới chính thức mang Bá tước Dracula lên màn ảnh rộng lần đầu tiên trong dự án cùng tên. Đây cũng là khởi đầu cho Vũ trụ Đen tối của hãng phim kéo dài cho đến hiện tại. Thực chất ban đầu, Dracula là một chuỗi 3 phim về Dracula, con gái và con trai của y. Các dự án đều đạt thành công về thương mại lẫn chuyên môn, mở ra một kỷ nguyên làm phim về ma cà rồng nói chung và Dracula nói riêng.

Điều Chưa Biết Về Dracula - Ma Cà Rồng Kinh Điển Lấy Cảm Hứng Từ Tên “Bạo Chúa” Có Thật

Đến năm 1958, “đối trọng” của Dracula thuộc Universal xuất hiện. Hãng Hammer ra mắt chuỗi phim về Dracula gồm 9 dự án, trong đó khai thác sâu hơn về cuộc chiến dai dẳng giữa vị bá tước ma cà rồng và bác sĩ Van Helsing. Nhờ loạt phim này, nam tài tử gạo cội Christopher Lee được mệnh danh là “Dracula xuất sắc nhất màn ảnh”.

Đến kỷ nguyên đương đại và hiện đại, Dracula được “chế biến lại” với nhiều hình thức đa dạng, thú vị. Dự án Bram Stoker’s Dracula ra mắt năm 1992 cho thấy một hình tượng Dracula mới – gợi cảm, lôi cuốn với mái tóc dài lãng tử. Về sau, Dracula xuất hiện trong bộ phim Van Helsing có Hugh Jackman đóng chính, hay trong loạt phim hoạt hình Hotel Transylvania với hình tượng người cha hài hước, ấm áp.

Mãi đến 2023, Dracula mới chính thức quay về nhà là Universal, thông qua sản phẩm mới mang tên Renfield Tay Sai Của Quỷ (Renfield). Hình tượng vị bá tước trong phim được thể hiện bởi sao nam gạo cội Nicolas Cage, song không còn là câu chuyện kinh điển như xưa. Là một góc nhìn khác biệt và đầy sáng tạo về huyền thoại ma cà rồng, Renfield Tay Sai Của Quỷ có sự góp mặt của Nicholas Hoult, trong vai kẻ đầy tớ luôn buồn bã sau nhiều năm bị bóc lột và lạm dụng bởi Dracula – ông chủ bị mắc bệnh ái kỉ trầm trọng nhất trong lịch sử.

Sau nhiều thập kỷ phục vụ tận tụy cho chủ nhân của mình, Renfield giờ đây đang phải đối mặt với một cơn khủng hoảng toàn diện: Tuy không còn muốn tiếp tục phải tuân thủ các mệnh lệnh của Dracula nữa nhưng anh ta cũng không biết phải làm thế nào để có thể giải thoát cho mình.

Nhưng mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi sau khi Renfield gặp được nữ cảnh sát của thành phố New Orleans Rebecca (Awkwafina). Rebecca đang quyết tâm triệt hạ băng đảng tội phạm gia đình khét tiếng nhất thành phố. Lấy cảm hứng từ ý chí cao độ của Rebecca trong việc bảo vệ công lý, Renfield bắt đầu tưởng tượng ra một tương lai tươi sáng hơn cho bản thân mình – một tương lai khi mà anh ta có thể thoát khỏi những đêm dài miệt mài phục vụ và có cơ hội tận hưởng cuộc sống của một người bình thường thêm một lần nữa.

RENFIELD TAY SAI CỦA QUỶ (tựa gốc: RENFIELD) khởi chiếu từ 14.04.2023.

XEM THÊM:

Nguồn ảnh: Tổng hợp